Phân bón Sông Gianh- Tạo đột phá cho cây chè

Chè là cây thức uống được trồng lâu đời ở những vùng núi phía Bắc, tuy nhiên những năm gần đây, năng suất và chất lượng đang giảm sút do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón chưa phù hợp

Chè là cây thức uống được trồng lâu đời ở những vùng núi phía Bắc, tuy nhiên những năm gần đây, năng suất và chất lượng đang giảm sút do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón chưa phù hợp.

Ảnh hưởng độ PH của đất với cây chè

Đất trồng chè phải có phản ứng chua, pH tốt nhất là 5 - 5,5. Mức độ pH (hay nồng độ H+) của đất tuy ít ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng cây chè, nhưng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phân giải phân bón và các chất khó tiêu trong đất thành các chất dễ tiêu cho cây. Bên cạnh đó, pH xác định vai trò của các dinh dưỡng khoáng cho cây trồng.

pH thấp sẽ hạn chế sự phát triển rễ, làm rối loạn chức năng của màng plasma, vách tế bào, hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt của mô phân sinh đỉnh; mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến sự sử dụng các chất N, P, K, Ca, Mg của cây chè. Đất quá chua có thể gây ngộ độc nhôm (Al) cho cây. Ngược lại, trong môi trường pH < 5, các chất Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây. 

Câu chuyện ở vùng "Đệ nhất danh trà"- Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh trồng chè lâu đời và là “Đệ nhất danh trà” của cả nước. Tuy vậy, trong báo cáo đánh giá tình hình sản xuất chè cho thấy: Năng suất các nương chè trong 10 năm trở lại đây không tăng mà còn có xu thế giảm mạnh (khoảng 10%, xảy ra trên cả các khu vực có trình độ thâm canh chè cao như Hồng Thái II, Soi vàng…), búp chè bị cứng nên khi sao sấy tạo ra nhiều loại chè thương phẩm phẩm cấp B, hương vị không còn mùi “cốm” đặc trưng của chè Tân Cương nữa do các hợp chất phenol và vòng nhân benzen thơm mất đến 22 - 27%, vị “ngọt hậu” cũng không biểu hiện rõ rệt nữa vì hàm lượng đường tổng số đã giảm dần, nước chè nhiều khi bị vẩn đục.

Nguyên nhân cơ bản được xác định là do kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón chưa phù hợp. Bà con trong quá trình canh tác sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thiếu lượng hữu cơ trầm trọng. Qua thời gian, các chất dinh dưỡng trong đất, một phần bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, phần lớn bị mất đi do quá trình xói mòn và rửa trôi.

Việc dùng phân khoáng không hợp lý, nhất là sử dụng quá nhiều chất đạm và phân lân gốc acid dẫn đến làm mất cân đối chất dinh dưỡng cho cây chè, làm cho đất bị chua hóa, tăng hàm lượng Al3+, Fe3+, làm tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý, hóa tính của đất.

Phú Thọ đang tìm hướng đi mới cho cây chè

Là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nhì tại miền Bắc, Phú Thọ có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Hiện nay cây chè đã được trồng ở 90 % số xã, thị trấn, tập trung nhiều ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hòa…Đến hết năm 2011 diện tích chè toàn tỉnh đã đạt gần 15.720 ha, chiếm khoảng 12% diện tích chè và xếp thứ 4 cả nước. Trong số này có gần 15.340 ha chè kinh doanh, năm 2011 cho năng suất bình quân gần 84 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi trên 117 ngàn tấn.

Đất trồng chè Phú Thọ đa số là đồi dốc, đất chua, độ pH từ 3 - 4. Đất đồi dốc không nên bón loại phân tan nhanh vì sau khi bón gặp mưa phân sẽ hòa tan hết phân dễ bị rửa trôi. Bón phân có tính chất chua như phân đạm urê, phân lân hoặc một số phân khác có tính axit làm cho đất ngày càng chua thêm không phù hợp với cây chè.

Nhận thấy những điểm yếu trong quá trình canh tác chè, các vùng chè Phú Thọ đặc biệt tại các công ty chè nước ngoài như Phú Đa, Phú Bền đang tìm hướng đi mới, giải quyết những vấn đề mà cây chè Phú Thọ đang gặp phải?

Dùng phân bón Sông Gianh cho cây chè

Trải qua nhiều năm phân tích và tìm hiểu thổ nhưỡng đất của các vùng trồng chè cũng như đặc tính sinh trưởng và phát triển của chè, các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật của Tổng công ty Sông Gianh đã nghiên cứu thành công bộ sản phẩm phân bón Sông Gianh chuyên dùng cho cây chè để khắc phục những vấn đề đang tồn tại ở cây chè Thái Nguyên, Phú Thọ nói riêng và các tỉnh trồng chè nói chung. Bộ sản phẩm Sông Gianh chuyên dùng cho cây chè gồm:

Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh: Với thành phần hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%; Acid Humic: 2,5%. Trung lượng: Ca: 1,0%; Mg: 0,5%; S: 0,3%; Các chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1 × 106 CFU/g; Azotobacter: 1×106 CFU/g; Aspergillus sp: 1×106 CFU/g, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh có tác dụng: Cung cấp mùn hữu cơ đã được hoạt hóa, các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, các tập đoàn Vi sinh vật hữu ích, cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất giúp cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ môi trường; giúp cây giữ ẩm, chịu hạn, chịu rét, tăng khả năng kháng trị nấm bệnh; phát huy hiệu quả tối đa các yếu tố khoáng Đa- Trung- Vi lượng, giúp cây trồng hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng; kích thích bộ rễ phát triển mạnh, cây sinh trưởng tốt nâng cao năng suất cho cây chè.

Phân hữu cơ khoáng Sông Gianh chuyên dùng cho cây chè: Với thành phần hữu cơ: 23%; Nts: 4%, P2O5hh: 2%; K2Ohh: 2%, Acid Humic: 2,5%, bổ xung thêm các yếu tố trung-vi lượng như: Ca, Mg, Mn, S, Zn, Cu, B...Các chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1 × 106 CFU/g; Azotobacter: 1×106 CFU/g; Aspergillus sp: 1×106 CFU/g. Ngoài việc cung cấp mùn hữu cơ tự nhiên đã được hoạt hóa để cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất thì phân hữu cơ khoáng Sông Gianh chuyên dùng cho cây chè còn cung cấp yếu tố đa lượng cần thiết cho sự phát triển bộ rễ và hệ chồi búp, giúp lá xanh dày, cây sinh trưởng mạnh, tăng hiệu suất quang hợp và quá trình sinh tổng hợp chất để nâng cao sản lượng và chất lượng sau thu hái. Cách dùng như sau:

Đối với chè trồng mới: sử dụng 100-150kg/1.000m2.

Đối với chè 1-3 tuổi: Sử dụng 150-200 kg/1.000m2/năm. Bón sâu 10-20 cm, cách gốc 20-30cm, lấp đất, tưới nước đủ ẩm, chia làm 2 lần bón/ năm. Tốt nhất vào khoảng tháng 3-4 và tháng 9-10.

Đối với chè thu hái: sử dụng 200-300kg/1.000m2/năm. Bón sâu 15-20 cm, cách gốc 20-30cm, lấp đất, tưới nước đủ ẩm. Bón chia thành 3-5 lần/ năm tùy vào độ tuổi và sự phát triển của cây.

Phân hữu cơ khoáng Sông Gianh cao cấp 3.1.1 chuyên dùng cho chè: Ngoài thành phần hữu cơ, trung vi lượng và chủng vi sinh vật hữu ích còn có thêm Nts: 3%, P2O5hh: 1%; K2Ohh: 1%, cung cấp lượng hữu cơ tự nhiên cho cây trồng và yếu tố đa lượng để đảm bảo sự phát triển cho cây. Cách sử dụng tương tự như đối với phân hữu cơ khoáng Sông Gianh chuyên dùng cho chè.

Thực tế, trong nhiều năm qua, các nông trường chè Phú Đa, Phú Bền, Thanh Ba (Phú Thọ) cũng như bà con nông dân ở Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên (Thái Nguyên) đánh giá: Chè được bón phân Sông Gianh cho năng suất cao hơn 2 - 3 lần so với bón phân thông thường. Đặc biệt búp và lá có màu xanh sáng, búp to, ít sâu bệnh, khi sao ít hao, chỉ cần 3,8 - 4,2kg búp tươi cho 1kg búp khô, hương vị được cải thiện, đặc biệt, không tàn dư lượng các chất hóa học độc hại, đảm bảo tiêu chuẩn UTZ, sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đã được xuất khẩu đi một số nước trên thế giới.

Tại Trung