TT phân bón tuần đến ngày 16/8: giá phân bón tiếp tục giảm

TT phân bón tuần đến ngày 12/8: giá phân bón tiếp tục giảm

Tại chợ Trần Xuân Soạn, giá một số chủng loại phân bón điều chỉnh giảm so với tuần trước.

Nhu cầu phân bón tại Tây Nam Bộ trong tuần qua vẫn ở mức thấp do vụ Hè Thu và Thu Đông đã và đang thu hoạch.

Tại miền Trung, nhu cầu vẫn thấp, giá các chủng loại tiếp tục giảm.

Trong tuần qua, tại Tây Nam Bộ, dự kiến có tàu DAP Vân Thiên Hóa 64% cập cảng Cần Thơ với giá chào tại cảng 9.200 – 9.300 đ/kg.

Tham khảo giá phân bón tại một số thị trường trong tuần

Thị trường

Chủng loại

Đơn giá (VND/kg)

Đồng Nai

Ure Phú Mỹ

6.600

 

DAP TQ hạt xanh

11.400

 

NPK Việt Nhật

9.600

 

Kali đỏ Nga

7.800

An Giang

Ure Trung Quốc

6.740

 

Ure Phú Mỹ

6.240

 

DAP Trung Quốc

9.200

Hậu Giang

Phân Ure

6.900

 

Phân DAP

11.500

Dẫn nguồn tin từ Vinachem, sản xuất phân bón không những đang chịu áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn chịu sự đe dọa từ hàng ngoại, hàng giả… Bên cạnh đó, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong những tháng đầu năm 2016 càng khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh đang trở nên khó khăn.

Từ đầu năm đến nay, giá các loại phân bón trong nước ở mức khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do giá phân bón thế giới tiếp tục giảm và nguồn cung trong nước hiện khá dồi dào. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất phân bón lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Ước tính, thị trường phân bón Việt Nam đang tồn tại khoảng 7.000 chủng loại phân bón. Điều này khiến cho công tác quản lý của cơ quan Nhà nước gặp không ít khó khăn, từ đó dẫn đến tình trạng phân bón giả tràn lan trên thị trường.

Tình hình khô hạn và xâm nhập mặn tại ĐBSCL và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên ở mức độ cao hơn các năm đã tác động đến nhu cầu về phân bón hóa học. Theo báo cáo của Cty chứng khoán Ngân hàng BIDV(BSC), trung bình 6 tháng đầu năm 2016, giá khí đầu vào cho các đơn vị sản xuất phân ure thấp hơn 35% so với cùng kỳ năm 2015. Tương tự, giá lưu huỳnh thấp hơn 41% so với cùng kỳ. Kéo theo đó, giá phân bón cũng theo chiều hướng đi xuống. So với cùng kỳ 2015, giá phân bón trung bình trong 5 tháng đầu năm 2016 giảm khoảng 13% đối với ure, 20% đối với DAP và 3% đối với Kali. Hơn nữa, thời điểm cuối quý II là thời điểm bắt đầu của vụ hè thu-vụ mùa lớn nhất trong năm nhưng giá phân bón chưa có dấu hiệu hồi phục.

Tình hình xuất khẩu phân bón trong 6 tháng đầu năm 2016 cũng sụt giảm cả về lượng và giá trị. Thống kê trong nửa đầu năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 332,9 tấn phân bón các loại, với trị giá 95,6 triệu USD, giảm 26% về lượng và giảm 40% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Hiện phân bón của Việt Nam đã có mặt tại 8 quốc gia trên thế giới. Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu phân bón sang các thị trường đều suy giảm. Thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam là Campuchia cũng sụt giảm 29% về lượng và giảm gần 40% về trị giá so với cùng kỳ.

M2T- Nguồn: Dap-Vinachem