Giá nguyên liệu sản xuất phân bón tại châu Á giảm

Tại châu Á, thị trường nguyên liệu sản xuất trong ngành hóa chất phân bón trì trệ do các cơ sở sản xuất ngày càng nhiều dẫn đến dư thừa, trong khi nhu cầu yếu bởi thời tiết xấu.

Tại châu Á, thị trường nguyên liệu sản xuất trong ngành hóa chất phân bón trì trệ do các cơ sở sản xuất ngày càng nhiều dẫn đến dư thừa, trong khi nhu cầu yếu bởi thời tiết xấu.

Sản xuất Sông Gianh

Ammonia – nguyên liệu loại phân bón phổ biến nhất, chiếm 80-90% thị trường phân bón, giá hiện đạt mức 370 USD/tấn, giảm 50% so với mức cao nhất hồi tháng 10/2012. Trong tháng 2/2016, giá đã giảm xuống còn 360 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ mùa hè năm 2010. Giá hồi phục đạt mức 390 USD/tấn trong tháng 4 nhưng sau đó đã giảm trở lại.

Sulfur (lưu huỳnh) giá khoảng 70 USD – 90 USD/tấn, giảm 60% so với năm trước.

Ure và Amoni sulfat, cả hai đều được sử dụng phổ biến trong sản xuất phân bón, giá lần lượt 210 USD/tấn và 120 -130 USD/tấn. Cả hai đều giảm 15% so với năm ngoái.

Một trong những nguyên nhân làm giá nguyên liệu sản xuất phân bón giảm, do nguồn cung của các nguyên vật liệu sản xuất gia tăng làm tăng xây dựng các cơ sở sản xuất trên toàn thế giới. Giá ngũ cốc tăng mạnh trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thu hút đầu tư mạnh mẽ vào ngành sản xuất phân bón.

Trong khi đó, thời tiết xấu đã khiến nhu cầu sử dụng phân bón chậm chạp. Tại Việt Nam mùa mưa đến muộn, báo hiệu cho thấy việc gieo trồng lúa đã chậm lại. Nhu cầu sử dụng phân bón đang phục hồi ở Ấn Độ với bắt đầu của mùa mưa, nhưng theo một số nhà quan sát cho rằng chính phủ sẽ cắt giảm trợ cấp phân bón do các nền kinh tế tăng trưởng chậm.

Giá suy yếu tại Châu Á có thể ảnh hưởng đến giá phân bón tại Nhật Bản. Các công ty phân bón lo ngại rằng sự kỳ vọng giá rẻ hơn bởi sự suy giảm trên thị trường thế giới có thể gây ra người tiêu dùng trong nước trì hoãn việc mua.

Giá phân bón trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017 đang được đàm phán giữa các nhà sản xuất Nhật Bản và Liên đoàn quốc gia của Hiệp hội Hợp tác xã nông nghiệp, hoặc Zen-Noh. Đàm phán sẽ diễn ra từ tháng 6 – tháng 10 dẫn đến giá thành sản phẩm giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước, lần đầu tiên sụt giảm 2 con số trong 6 năm.

M2T- Nguồn: Vinanet