“Phân bón Sông Gianh đem lại hiệu quả đột phá cho rau màu Hải Dương”

Đó là lời nhận xét của ông Nguyễn Văn Minh- Chủ tịch hội nông dân Huyện Tứ Kỳ sau khi thăm mô hình trồng su hào sử dụng phân bón Sông Gianh tại xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Đó là lời nhận xét của ông Nguyễn Văn Minh- Chủ tịch hội nông dân Huyện Tứ Kỳ sau khi thăm mô hình trồng su hào sử dụng phân bón Sông Gianh tại xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

          Khác với các tỉnh phía Nam trồng 3 vụ lúa/năm thì Miền Bắc với mùa đông lạnh giá kéo dài 3 tháng, bà con nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ không thể canh tác lúa, thay vào đó là trồng các loại rau màu, củ quả vụ đông phục vụ nhu cầu của các địa phương lân cận.

          Hải Dương là tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có diện tích đất nông nghiệp trên 150.000 ha, Những năm gần đây, tỉnh chú trọng phát triển công nghiệp nhưng không bỏ qua ngành nông nghiệp mà phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, cơ giới hóa và theo các tiêu chuẩn chất lượng hướng tới xuất khẩu. Một số nông sản như: vải thiều- Thanh Hà, ổi- Thanh Hà có chất lượng cao và uy tín lâu năm trên thị trường.

Trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap là hướng đi mới cho bà con nông dân Tứ Kỳ

         Trên địa bàn của tỉnh thì huyện Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, đất đai của huyện được hình thành nhờ sự bồi đắp của hệ thống sông này, màu mỡ, phì nhiêu nhưng do tập quán canh tác của bà con nông dân, nhiều năm sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nên đất bị chua, hệ thống sinh vật suy giảm mạnh từ đó, năng suất và chất lượng cây trồng thấp, giá cả nông sản giảm sâu, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của bà con nông dân.

         Thấu hiểu những khó khăn mà bà con nông dân huyện Tứ Kỳ đang gặp phải, Tổng công ty Sông Gianh- Chi nhánh Bắc Ninh đã tiến hành trồng khảo nghiệm mô hình su hào vụ đông năm 2016 sử dụng phân bón Sông Gianh tại thôn An Thổ, xã Nguyên Giáp để tìm hướng đi mới và đầu ra mới cho bà con.

Bà con nông dân xã Nguyên Giáp tới tận ruộng để xem mô hình trồng su hào bằng phân bón Sông Gianh

         Sáng ngày 16/1, trong không khí khẩn trương thu hoạch nông sản chuẩn bị cho tết nguyên đán Đinh Dậu sắp đến gần, thế nhưng các hộ nông dân trong xã Nguyên Giáp vẫn tới ruộng của gia đình ông Chiến rất đông để tận mắt xem những củ su hào ông Chiến trồng. Trong cùng một thửa ruộng, 3 luống đầu tiên ông chỉ bón phân đơn, những luống còn lại bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh kết hợp với NPK 15-15-15+TE Sông Gianh. Kết quả thu được rất rõ rệt, đối với luống chỉ bón phân đơn, củ su hào nhỏ, lá nhiều sâu, mã củ tối màu, nhiều củ bị nứt trong thời tiết sương giá. Ngược lại, các luống được bón bằng phân Sông Gianh, củ to, ước tính 0,6-0,8kg/củ, ít sâu bệnh, vỏ sáng, bóng đẹp và hoàn toàn không bị nứt. Sản lượng đạt 12 tạ/sào so với những luống không bón phân sông Gianh chỉ đạt 7 tạ/sào.

Su hào được bón bằng hữu cơ vi sinh Sông Gianh và NPK 15-15-15 Sông Gianh cho củ to, lá xanh, bền

Củ su hào sáng màu, không bị nứt vỏ, trọng lượng khoảng 0,7kg/củ

           Ông Nguyễn Văn Minh- Chủ tịch Hội nông dân Tứ Kỳ, trực tiếp xuống ruộng đánh giá mô hình, ông nhận xét: “Hiện nay, người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng tại các thành phố lớn rất e ngại các thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng và tàn dư thuốc bảo vệ thực vật lớn. Trong khi đó, những năm gần đây, nông dân huyện Tứ Kỳ chú trọng nhiều vào vụ rau màu, sản lượng rau màu của vùng không ngừng tăng lên, tuy nhiên, giá trị của chúng lại rất thấp. Vì vậy, chúng tôi rất phấn khởi khi phân bón Sông Gianh thử nghiệm mô hình trồng su hào kết hợp bón hữu cơ vi sinh và NPK cao cấp, vừa cho hiệu quả cao lại đảm bảo yếu tố sạch, an toàn, ít sâu bệnh mà không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Trong thời gian tới, nông dân Tứ Kỳ sẽ phối hợp cùng phân bón Sông Gianh để sản xuất rau màu theo tiêu chuẩn VietGap, hướng tới đưa rau Tứ Kỳ vào các siêu thị lớn và xuất khẩu ra nước ngoài”.

Ông Nguyễn Văn Minh- Chủ tịch Hội nông dân Tứ Kỳ phát biểu tại hội nghị

           Thực tế cho thấy, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại rau củ quả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, gây nguy hại cho người tiêu dùng, còn đối với bà con nông dân các sản phẩm làm ra lại rất khó tiêu thụ do chưa đạt chuẩn chất lượng. Vì vậy, mô hình sử dụng phân bón Sông Gianh cho rau màu theo tiêu chuẩn VietGap đạt năng suất cao, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, đủ điều kiện đưa vào các siêu thị lớn là hướng đi mới cho bà con nông dân Tứ Kỳ nói riêng và toàn tỉnh Hải Dương nói chung, nhờ đó, giá cả nông sản cũng gia tăng đáng kể, đời sống của bà con không ngừng được cải thiện.

Vợ chồng ông Chiến vui mừng bên những củ su hào do chính họ trồng ra

           Trong những ngày đông lạnh giá của Miền Bắc, vợ chồng ông Chiến vẫn luôn tươi cười rạng rỡ, tự tay nhổ từng gốc su hào, nâng niu và trân trọng thành quả của mình làm ra. Vui nhất vẫn là phân bón Sông Gianh, vì chúng tôi đã đồng hành cùng bà con nông dân vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững.

CN Miền Bắc