Sông Gianh mang mùa quả ngọt về cho cam Tú Sơn- Hòa Bình

Sáng ngày 16/11, hơn 30 hộ làm vườn trong và ngoài huyện Kim Bôi đã cùng nhau về thăm quan và dự hội nghị đánh giá mô hình trình diễn sử dụng phân bón Sông Gianh cho cây Cam tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Sáng ngày 16/11, hơn 30 hộ làm vườn trong và ngoài huyện Kim Bôi đã cùng nhau về thăm quan và dự hội nghị đánh giá mô hình trình diễn sử dụng phân bón Sông Gianh cho cây Cam tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Vườn Cam sai trĩu quả của gia đình ông Thắng (xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, Hòa Bình)

Những ngày trung tuần tháng 11 này, hộ gia đình ông Thắng ở xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, Hòa Bình đang tất bật thu hoạch những trái cam chín vàng để thương lái thu mua toàn bộ và mang đi tiêu thụ khắp các tỉnh phía Bắc. Dù bận rộn mấy nhưng ông Thắng không giấu nổi niềm vui vì năm nay dù thời tiết có khắc nghiệt, lũ lụt nghiêm trọng ở Hòa Bình ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp, các hộ trồng cam khác bị rụng quả nhiều thì vườn nhà ông Thắng vẫn sai trĩu quả, tỉ lệ rụng rất thấp, năng suất tăng từ 30 tấn lên hơn 40-50 tấn/ha, có vườn kỷ lục đạt 70 tấn/ha.

Niềm vui của người nông dân được mùa

Đầu năm 2017, ngay sau khi thu hoạch cam vụ 2016, ông Thắng đã được Tổng công ty Sông Gianh- Khu vực Miền Bắc cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống vườn thực hiện mô hình trình diễn sử dụng phân bón Sông Gianh cho cây cam. Tổng diện tích thực hiện là 2 ha cam bao gồm cả giống cam lòng vàng và cam đường canh. Quá trình chăm sóc cam được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn sau thu hoạch: để phục hồi lại cây

Giai đoạn dưỡng hoa: Cung cấp dinh dưỡng cho cây trong thời kỳ ra hoa

Giai đoạn ra quả: Cung cấp dinh dưỡng cho cây trong thời kỳ tạo quả non

Giai đoạn dưỡng quả: Cung cấp dinh dưỡng để quả non phát triển

Cành Cam trĩu quả

Sản phẩm chủ yếu là dùng phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng 2-4-2, bổ sung lượng hữu cơ tự nhiên, cung cấp mùn hữu cơ cùng với 14 chủng men vi sinh vật đã được hoạt hóa, làm tăng độ xốp, màu mỡ phì nhiêu cho đất, giúp cố định đạm, phân giải lân khó tiêu trong đất, giúp rễ cây hút được các chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất. Ngoài ra, trong thời kỳ thúc hoa thúc quả, ông Thắng sử dụng thêm NPK 15-10-15+TE chuyên dùng cho cây ăn quả, NPK 11-11-18+TE đặc biệt sử dụng kali Sunfat chống rụng quả và nứt quả. Ngoài ra, để tăng chất lượng quả và tăng độ ngọt, ông Thắng sử dụng thêm sản phẩm siêu vi lượng bổ xung Bo, Canxi, Magie, Kẽm…

Sáng ngày 16/11, hơn 30 hộ làm vườn trong và ngoài huyện Kim Bôi đã cùng nhau về thăm quan mô hình Cam của ông Thắng. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy cây sai trĩu quả, có những cây phải dùng cọc và dây để chống gãy đổ, ước tính khoảng 3 tạ quả/cây. Kích thước và trong lượng quả tương đối đồng đều nhau, mã quả sáng, bóng, đẹp đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Thế nhưng ông Thắng lại đánh giá hiệu quả của phân bón Sông Gianh theo cách của một người nông dân trồng cam hơn 20 năm. Ông cho biết: “Sau khi bón phân Sông Gianh cho cam một thời gian, tôi thấy lá cây dày hơn hẳn, đến bây giờ khi cây đang cho thu hoạch thì lá vẫn còn xanh, bền cây, đảm bảo năng suất và chất lượng cây trong vụ tới. Chứ nhiều khi bón những phân khác cây tốt nhanh, tốt lá nhanh nhưng cũng tàn nhanh, đến kỳ thu hoạch lá đã vàng và rụng nhiều, cây xơ xác sau khi thu hoạch”.

Ông Kim, một hộ trồng Cam gần đó cũng đến tận vườn để chứng kiến những cây cam sai trĩu quả, ông Kim đánh giá: “Cam của tôi cũng sai quả nhưng tôi chưa thấy vườn nào sai quả bằng vườn của ông Thắng, quả cam đều nhau, màu vàng óng rất đẹp mắt, độ ngọt cũng rất cao. Sau này tôi sẽ học hỏi thêm ông Thắng để có vườn cam đẹp như này”.

Hiện tại, vườn cam của ông Thắng đang bước vào thu hoạch, xe tải của thương lái lần lượt chở cam về thành phố thể tiêu thụ. Đó chính là thành quả sau cả năm lao động vất vả của ông Thắng nhưng cũng không thể thiếu sự đồng hành của phân bón Sông Gianh để cho một mùa quả ngọt.

Một số hình ảnh khác tại vườn Cam:

Ông Phan Xuân Hòe, Giám đốc các Chi nhánh KV miền Bắc tham quam mô hình, ông ấn tượng với những cây Cam sai trĩu quả

Tại Trung