Tổng công ty Sông Gianh tham gia diễn đàn phát triển Chè sạch tại Thái Nguyên

Ngày 10/6/2016, tại TP. Thái Nguyên, Tổng công ty Sông Gianh đã tham gia Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chuyên đề "Các giải pháp sản xuất chè an toàn nâng cao giá trị gia tăng".

Ngày 10/6/2016, tại TP. Thái Nguyên, Tổng công ty Sông Gianh đã tham gia Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chuyên đề "Các giải pháp sản xuất chè an toàn nâng cao giá trị gia tăng".

Tham dự  diễn đàn có TS. Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; ông Nguyễn Quý Dương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, ông Nông Xuân Bắc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên. Dự Diễn đàn gồm những chuyên gia từ Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Viện Bảo vệ thực vật, Hiệp hội chè Việt Nam, Tổng công ty chè Việt Nam, Trung tâm khuyến nông và nông dân các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hòa Bình. Tổng cộng có gần 300 đại biểu, trong đó có 200 nông dân sản xuất, chế biến chè đã quan tâm và tham gia trao đổi hơn 35 câu hỏi tại Diễn đàn.

Các đại biểu tham gia chất vấn thảo luận các vấn đề liên quan đến việc sản xuất chè sạch và nâng cao giá trị cho cây chè

Theo Cục Trồng trọt, khó khăn trong việc tổ chức sản xuất chè an toàn hiện nay là chưa gắn khâu chế biến với sản xuất nguyên liệu, nhiều cơ sở chế biến chè không có vùng nguyên liệu, không quan tâm đến kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè, dẫn đến chất lượng nguyên liệu đầu vào thấp - nguyên nhân chính làm chất lượng chè thành phẩm thấp, giá cả và sức cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường thế giới giảm sút.

Nguyên nhân là do không hỗ trợ kinh phí đánh giá giám sát và kinh phí tái chứng nhận nên khó khăn trong việc duy trì, phát triển sản xuất chè theo VietGAP; Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng; Nhiều địa phương chưa chú trọng công tác tổ chức nông dân trong sản xuất chè, hình thức đào tạo cho nông dân chưa đồng bộ, trùng lắp đã hạn chế công tác nâng cao chất lượng và an toàn trong sản xuất chè hiện nay; Quy trình VietGAP còn một số chỉ tiêu phức tạp, khó áp dụng ngoài thực tế, kinh phí chứng nhận còn cao so với khả năng của người nông dân.

Cây chè được chăm sóc theo tiêu chuẩn UTZ và được chăm bón bằng phân bón Hữu cơ vi sinh Sông Gianh

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: Theo kết quả điều tra có tới 49% nông dân trực tiếp trồng chè sử dụng thuốc với nồng độ cao hơn hướng dẫn, 64% nông dân sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc khi phun và có 14% nông dân trộn 3 loại thuốc khi phun trong khi bà con không hề biết việc phối trộn này sẽ làm tăng nồng độ thuốc lên gấp nhiều lần; gần 50% nông dân phun trên 7 lần/vụ, có hộ phun tới 4 lần/tháng, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới thiên địch và mất an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè, 10% nông dân sử dụng thuốc không đảm bảo thời gian cách ly.

Cùng với tình trạng sử dụng thuốc tùy tiện, nồng độ cao hơn quy định, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng trên chè là nguyên nhân chính dư lượng thuốc trên sản phẩm chè cao như hiện nay. Đây là lý do khiến nhiều lô hàng chè xuất khẩu của Việt Nam bị đối tác cảnh báo hoặc trả về.

Ngoài ra, công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương không thể kiểm soát do lực lượng thanh tra, kiểm dịch mỏng (có trên 800 cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật/tỉnh, trung bình 1 cán bộ quản lý trên 70 cửa hàng đại lý kinh doanh).

Tại Diễn đàn, các chuyên gia và người sản xuất chè đã chia sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm để sản xuất chè an toàn như: Các giải pháp tăng năng suất, chất lượng chè đảm bảo an toàn thực phẩm, các biện pháp giảm chi phí như không phun thuốc định kỳ, bón phân cân đối cho cây chè, trong đó tăng tỷ lệ phân hữu cơ; Sử dụng nguồn nước tưới sạch; Quy định địa điểm chế biến cần phải có độ ẩm thấp, vệ sinh máy vò hàng ngày để đảm bảo an toàn cho chè; Một số bệnh trên cây chè và biện pháp phòng trị; Cách nhận biết thuốc bảo vệ thực vật thật – giả…

Tổng công ty Sông Gianh tham gia diễn đàn với vai trò là nhà sản xuất phân bón hữu cơ hàng đầu Việt Nam, góp phần phát triển cây Chè ở Thái Nguyên nói riêng cũng như các tỉnh trồng chè nói chung theo hướng sạch và bền vững.

Phân bón Sông Gianh là thương hiệu uy tín tại các vùng sản xuất chè toàn Miền Bắc

Hiện tại, Tổng công ty Sông Gianh cung cấp các sản phẩm phân bón hữu cơ, chuyên dùng cho cây chè tới tất cả các đơn vị trồng chè trên toàn Miền Bắc. Đặc biệt, tại Thái Nguyên, khu vực sản xuất chè Tiến Yên, số hộ nông dân trồng chè sử dụng phân bón Sông Gianh lên tới 80%.

Ông Vũ Trọng Đại, Chủ cơ sở sản xuất chè Tiến Yên tại thôn Hồng Thái, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên cho biết: “Chúng tôi đã trồng và sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap được 6 năm và 2 năm sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ. Giai đoạn đầu gặp khá nhiều khó khăn, mất thời gian cải tạo lại đất sau nhiều năm dùng phân bón hóa học và thuốc BVTV độc hại, tuy nhiên sau 2-3 năm chăm bón theo quy trình hữu cơ, cây chè phát triển sạch và bền vững. Chúng tôi tin tưởng và sử dụng phân bón Hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân bón Hữu cơ khoáng Sông Gianh chuyên dùng cho chè…sau một khoảng thời gian cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao, nâng cao giá trị cây chè và đời sống của bà con nông dân”.

Các đại biểu thăm quan, tìm hiểu về cơ sở sản xuất chè Tiến Yên tại Thôn Hồng Thái, Tân Cương, Thái Nguyên

Chè là một trong những cây trồng chủ đạo và có giá trị kinh tế cao ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. Sản xuất chè theo hướng sạch và an toàn sẽ là hướng đi bền vững cho bà con nông dân nói riêng và ngành chè Việt Nam nói chung. Xác định được vai trò to lớn của phân bón trong sản xuất chè, Tổng công ty Sông Gianh đã đầu tư nghiên cứu và sản xuất các loại phân bón chuyên dùng cho chè như: Hữu cơ khoáng Sông Gianh chuyên dùng cho chè, NPK 10-5-5+TE, Phân bón qua lá Sông Gianh chuyên dùng cho chè…mang lại hiệu quả cao và bền vững, được bà con vùng trồng chè tin tưởng và sử dụng.

Tổng công ty Sông Gianh đã đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con nông dân vùng trồng chè cả nước để nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng cho cây chè.

Phòng Kinh Doanh