Vải thiều Lục Ngạn và những kỷ lục mới nhờ phân bón Sông Gianh

“ Điều ấn tượng nhất đối với những nông dân về dự Hội nghị tổng kết mô hình trình diễn hôm nay, là vải không chỉ có ở trên ngành, trên ngọn mà ngay cả thân gốc cũng đầy quả” ( Pv VTV1- Đài THVN)

Vào sáng ngày 4/6/2015, tại xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã diễn ra Hội nghị tổng kết mô hình trình diễn Sử dụng phân bón Sông Gianh cho cây vải thiều.

Đây là 1 trong 4 mô hình trọng điểm bón phân Sông Gianh thử nghiệm của Tổng Công ty Sông Gianh. Đến dự Hội nghị và tham quan nhà vườn, có ông  Thân Văn Hiển – Phó CT Hội làm vườn tỉnh Bắc Giang, ông Lê Xuân Trung – PGĐ Trung tâm dạy nghề hội nông dân,  ông Trần Văn Minh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Ngạn, các ông bà đại diện chính quyền địa phương, Trưởng các ban ngành đoàn thể, Đại diện các cơ quan chuyên môn, ban chấp hành Hội nông dân, chi hội trưởng và gần 100 hội viên, các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương.

Các cơ quan truyền thông đang phỏng vấn các đ/c Lãnh đạo các hiệp hội và chính quyền địa phương

Rất đông bà con nông dân và hội viên hội nông dân trong tỉnh đã về tham quan mô hình mẫu

Bắc Giang là tỉnh có diện tích cây ăn quả chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên, có nhiều cây trồng đa dạng như cây ăn quả, lúa, cam, chè,… Đặc biệt cây thương hiệu của vùng Lục Ngạn  là cây vải thiều. Nắm bắt được tình hình chung đó, tổng công ty đã đầu tư và thị trường trên nhiều loại phân bón chất lượng cao. Thương hiệu phân bón Sông Gianh được bà con nông dân, khẳng định từ những năm 90, từ các sản phẩm vi sinh – cải tạo đất, phân bón lá Sông Gianh, đến nay, phân bón Sông Gianh càng khẳng định một lần nữa bằng việc thực hiện mô hình trình diễn sử dụng phân bón Sông Gianh cho cây vải thiều tại Nhà vườn ông Trần Văn Hành- một nông dân tiêu biểu của huyện Lục Ngạn nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Nhà vườn ông Trần Văn Hành đã phối hợp thực hiện quy trình chăm sóc cây vải theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của Tổng Công ty Sông Gianh gần 1 năm  ( từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2015). Kết quả của mô hình đạt thành công hơn cả mong muốn.  Tại buổi tham quan thực tế nhà vườn, ông Hành đã chia sẻ với hàng trăm hội viên hội nông dân khác về kỹ thuật sử dụng phân bón Sông Gianh, Chia sẻ kinh nghiệm trong việc chăm sóc, sử dụng phân bón cho cây vải, so sánh hạch toán chi phí đầu tư giữa bón phân Sông Gianh và các loại phân khác. Đồng thời ông nhận xét: khi dùng phân Sông Gianh, vừa phân vi Sinh vừa phân NPK cao cấp chuyên dùng cho cây ăn quả, vườn đất nhà ông tơi xốp hơn, cây phục hồi nhanh, kể cả nắng hạn kéo dài, năng suất cao hơn, chất lượng quả: mu dày, hạt nhỏ, vỏ sáng hồng. Ông cũng có 1 lưu ý nữa, đó là cách 7-10 ngày, bà con nên sử dụng thêm phân bón lá Sông Gianh để tăng cường kính thước cho quả, chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn Viet Gap, Global Gap; tạo độ phì nhiêu cho đất. Nhờ sự chăm sóc khoa học, sự tư vấn, theo dõi của đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Tổng Công ty Sông Gianh, cộng với kinh nghiệm lâu năm của mình, ông Trần Văn Hành đã làm nên những kỷ lục với cây vải thiều như: cây vải cho năng suất cao nhất, cây vải có quả mọc trên thân, từ dưới gốc lên đến ngọn, tỷ lệ quả chàm, quả xanh ít nhất…

Những chùm vải to, mọng và căng tròn của vườn nhà ông Trần Văn Hành được bón phân Sông Gianh

Quả vải mọc ngay trên thân cây tựa như những chùm sung

Ông Trần Văn Hành đang chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân

Tham gia tại buổi Tổng kết, Ông Trần Văn Minh – Chủ tịch Hội nông dân huyện Lục Ngạn cũng phát biểu rằng: sau 1 năm hội nông dân huyện kết hợp với Tổng Công ty Sông Gianh thực hiện 2  mô hình cho cây vải, mỗi mô hình 100 cây, khi đến thăm thực tế, cây vải quả đẹp, đều; lá cây xanh. Về hiệu quả kinh tế: chi phí thấp, hiệu quả cao. Ông Minh đề nghị các hộ trồng vải  lưu ý sức bền trong khai thác của cây vải và nêu rõ quan điểm của Hội nông dân, đó là cái gì thuận lợi cho dân thì Hội sẽ làm, phát huy trách nhiệm bằng công việc cụ thể, giảm nghèo, giúp dân vươn lên làm giàu. Ông cũng đề nghị Tổng Công ty Sông Gianh đồng hành, sát cánh cùng bà con nông dân, cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng, tư vấn kỹ thuật chăm bón đúng cách cho bà con. Với đặc thù Vùng đất của Lục Ngạn ít chất hữu cơ, bà con nên hạn chế phân vô cơ, làm đất càng chai cứng. khô cằn.

Ông Trần Văn Minh - CT Hội Nông dân huyện Lục Ngạn ( ngoài cùng bên phải) tại mô hình mẫu

Các đại biểu về dự Hội nghị và tham quan mô hình đều rất hào hứng và mong muốn được nhanh chóng áp dụng cách thực hiện của mô hình điểm. Hy vọng rằng mô hình này sẽ được nhân rộng trên khắp địa bàn huyện Lục Ngạn đối với cây vải thiều nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung.

Dưới đây là Một số sản phẩm bón tại mô hình mẫu của ông Trần Văn Hành- Xã Giáp Sơn- Huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang:

Hà Diệp